Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy lùi dịch bệnh và tăng khả năng miễn dịch, song những thay đổi về thói quen, hành vi khiến chúng ta hình thành nên những quy chuẩn mới.
Là nhà thiết kế UX/UI, chúng ta phải suy xét những thay đổi này và chuẩn bị cho những xu hướng trong tương lai. Trước khi tìm hiểu về những xu hướng thiết kế hậu Covid, trước tiên, chúng ta hãy nhìn lại các xu hướng UI/UX từ đầu năm 2021 và xem những xu hướng nào vẫn còn phù hợp.
1. Những xu hướng thiết kế gần đây
Dưới đây là một số xu hướng thiết kế bắt đầu từ năm 2021.
Xu hướng thiết kế UI
- Màu sắc tươi sáng trên nền trắng
- Hình ảnh sáng tạo và phù hợp về con người
- Tự nhiên và đơn giản
- Kích thước cố định
- Kiểu chữ phổ thông
Xu hướng thiết kế UX hàng đầu
- Khả năng tiếp cận cao và tính thẩm mỹ
- UX writing
- UX research từ xa
- VUI và tìm kiếm bằng giọng nói
- Sự trỗi dậy của VR và AR
2. Top xu hướng thiết kế giao diện người dùng hậu Covid
Dựa vào mức độ phù hợp các xu hướng thiết kế giao diện người dùng hiện tại, chúng ta có thể đưa ra danh sách các xu hướng thiết kế giao diện hậu Covid sau:
# 1 Thiết kế thân thiện, vui tươi, lạc quan
Sau vô số tin tức không hay về dịch bệnh gần đây và một số hạn chế dài hạn, thì một ứng dụng có giao diện đầy màu sắc, sống động có thể cải thiện tâm trạng của họ và tạo ra trải nghiệm tích cực hơn.
Một bảng màu sống động với đồ họa độc đáo sẽ khuyến khích người dùng mở ứng dụng của bạn thường xuyên hơn.
# 2 Tập trung vào môi trường và thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên
Sau khi đại dịch bùng phát, mọi người bắt đầu quan tâm sức khỏe nhiều hơn như đi bộ và chạy xe đạp để tăng sự tương tác cũng như bù đắp cho sự gò bó sau khoảng thời gian giãn cách xã hội. Một số đã xem xét lại ý nghĩa của tự nhiên, và nhiều người bắt đầu chú ý đến những gì đang xảy ra xung quanh họ. Do đó, các ứng dụng có hình dạng và bảng màu lấy cảm hứng từ thiên nhiên kết hợp với các hình minh họa vẽ tay truyền tải các giá trị của hoạt động ngoài trời sẽ trở thành xu hướng.
# 3 Hoài niệm và cổ điển
Sự căng thẳng trong qua trình kiểm dịch khiến mọi người chỉ mong muốn dịch sẽ được kiểm soát tốt và an toàn. Những suy nghĩ như vậy mang lại cho họ cảm giác bình tĩnh và thoải mái. Do đó, những chi tiết thiết kế đồ họa mang lại cảm giác hoài cổ, font chữ, bảng màu và hoa văn cổ điển, nói chung, sẽ gợi cho người dùng nhớ về cuộc sống trước Covid.
# 4 Giao diện người dùng bằng giọng nói (VUI)
Thiết kế không chỉ bao gồm các hiệu ứng hình ảnh, animation, font chữ, v.v. Sự phổ biến của VUI đang tăng lên nhanh chóng, vì đó là một cách tuyệt vời để gây ấn tượng và được ghi nhớ với người dùng. Giao diện giọng nói được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng dịch thuật, ghi chú và các ứng dụng khác mà người dùng cần để lại tin nhắn. Người dùng sẽ thuận tiện hơn khi nhập tin nhắn bằng giọng nói trong các tình huống như khi họ đang lái xe hoặc đang bận tay.
# 5 Tính xác thực và đúng đắn đối với người dùng
Quá tải thông tin trong đại dịch là một điều khó tránh khỏi, mọi người cảm thấy mệt mỏi với thông tin sai lệch và phân tích liên tục của truyền thông. Họ đang tìm kiếm cảm giác chân thực và đáng tin, cảm giác được quan tâm. Người dùng muốn tương tác với các thương hiệu quan tâm đến vấn đề của họ. Do đó, đồ họa về các chủ đề xã hội và ảnh chụp người thật với các vấn đề thực tế sẽ có nhu cầu được sử dụng cao.
# 6 Cộng đồng
Trong thời kỳ đại dịch, mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp với bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy, một dịch vụ với thiết kế đơn giản hóa sự tương tác giữa con người với nhau ở khoảng cách xa sẽ mang lại sự kết nối với nhau hiệu quả hơn.
# 7 Kiểu chữ nghệ thuật
Mong muốn của mọi người thời hậu Covid về một thứ gì đó tươi sáng hơn và vui nhộn hơn, điều này sẽ được phản ánh trong các kiểu chữ. Chúng ta sẽ thấy sự phổ biến trong việc sử dụng các font chữ sáng với các ký tự khác nhau. Các nhà thiết kế cũng sẽ sử dụng rộng rãi các font chữ thể tích và các phong cách khác nhau.
# 8 Hình minh họa và đồ họa 3D
Trong vài năm qua, đồ họa 3D phát triển mạnh mẽ và việc sử dụng chúng trong các thiết kế giao diện sẽ còn tăng lên sau đại dịch. Sử dụng 3D giúp làm mờ ranh giới giữa các thành phần giao diện 2D và thế giới thực cũng như tạo ra cảm giác thoải mái.
# 9 Animation
Vài năm gần đây, thật dễ dàng để tìm thấy hoạt ảnh trong các giao diện người dùng, nhưng xu hướng này sẽ đặc biệt phổ biến trong thời kỳ hậu Covid. Animation không chỉ hướng thao tác người dùng theo đúng trình tự mà còn làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc đáo và nổi bật hơn.
# 10 Sử dụng các hiệu ứng kim loại (Metallic Effect)
Trong thời kỳ đại dịch, nhiều người bắt đầu ưa chuộng những bộ quần áo thoải mái không đề cao sự sang trọng và thanh lịch. Chính vì thế sau đại dịch này, nhiều thiết kế sẽ áp dụng yếu tố sang trọng và tinh tế vào thiết kế của các ứng dụng của họ. Một cách tốt để tăng thêm độ sáng bóng và hình dạng là sử dụng hiệu ứng kim loại.
# 11 Giao tiếp video
Như chúng ta đã biết, giao tiếp thông qua cuộc gọi video đã trở nên phổ biến. Sau đại dịch, giao tiếp qua video sẽ vẫn còn được ứng dụng rộng rãi và các cuộc gọi video trò chuyện sẽ ngày càng được yêu cầu tối ưu trong các thiết kế.
3. Top xu hướng thiết kế trải nghiệm người dùng hậu Covid
Tất nhiên, xu hướng giao diện người dùng hậu Covid có liên quan chặt chẽ đến xu hướng UX hậu Covid và dưới đây là 5 xu hướng được sử dụng sau thời kỳ Covid.
# 1 Khả năng tiếp cận giao diện
Một trong những xu hướng phổ biến được đề cập vào đầu năm 2021 là khả năng tiếp cận của các giao diện hay nói cách khác là sự phát triển của một thiết kế tập trung vào mọi đối tượng người dùng như cách người khuyết tật truy cập vào trang web, tương tác với nó, thực hiện các tác vụ cần thiết và lợi ích mang lại. Các yếu tố và tùy chọn đã trở nên phổ biến là font chữ lớn hơn, chủ đề giao diện với các biến thể màu sắc khác nhau, vô hiệu hóa hoạt ảnh, v.v. Nói chung, khả năng tiếp cận của các giao diện phải luôn được các nhà thiết kế kiểm soát và đây không chỉ là một xu hướng nhất thời.
# 2 UX writing
Vào đầu năm 2021, một xu hướng đặc biệt thú vị là UX writing, tức là viết văn bản lấy con người làm trung tâm để giúp người dùng hoàn thành các tác vụ trong bất kỳ sản phẩm kỹ thuật số nào, bất kể nền tảng nào. Ngoài ra, đây là phần thiết kế chắc chắn sẽ tạo thêm nét cá tính cho sản phẩm của bạn và giúp truyền tải những cảm xúc cần thiết đến người dùng. Sản phẩm của bạn có cần phải nghiêm túc hoặc vui tươi và vui nhộn, lấy trẻ em làm trung tâm hay mang tính giáo dục không? Trong mỗi ví dụ, việc viết ra các văn bản phải được suy nghĩ kỹ lưỡng vì có tác động rất lớn đến ấn tượng thiết kế mong muốn.
# 3 UX research từ xa
Đại dịch đã mang lại nhiều thay đổi, và thật khó để nói về nghiên cứu UX từ xa. Trước đây, các nhà thiết kế có nhiều lựa chọn để phỏng vấn và thử nghiệm thiết kế của họ hoặc thu thập dữ liệu cần thiết: nhắn tin, cuộc gọi video và trực tuyến. Tuy nhiên hình thức gặp gỡ trực tuyến gần như bị hạn chế hoàn toàn do virus coronavirus và sự giãn cách xã hội. Để khắc phục những thay đổi này, nghiên cứu từ xa đã tăng lên rất nhiều và hiện nay hình thức này đã trở thành một xu hướng trong UX research.
# 4 VUI và tìm kiếm bằng giọng nói
Vào đầu năm 2021, nghiên cứu cho thấy sự gia tăng về số lượng giao diện dựa trên đầu vào bằng giọng nói. Trợ lý giọng nói ngày càng trở nên phổ biến hơn và khả năng sử dụng của các ứng dụng phần mềm ngày càng tốt hơn, tối ưu hơn mỗi ngày. Điều này định hình đây là một trong những xu hướng trải nghiệm người dùng quan trọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế giao diện.
# 5 Sự trỗi dậy của VR và AR
Một phần vì mọi người bị hạn chế di chuyển trong thời gian cách ly và một phần vì những lợi ích của xu hướng này, AR/VR chắc chắn sẽ là xu hướng phát triển hậu Covid. Trước hết, chúng ta đã thấy sự phát triển nhanh chóng của các trò chơi dựa trên thực tế tăng cường AR, tăng trải nghiệm tương tác với giao diện và các đối tượng xung quanh. Ngoài ra, ngày càng có nhiều ứng dụng giúp người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau một cách thuận tiện nhờ AR. Ví dụ như điều hướng, hướng dẫn, hiển thị thông tin và nhiều lĩnh vực khác mà thực tế ảo hoặc tăng cường có thể cải thiện đáng kể nhận thức về thiết kế cho người dùng.
Kết
Để phát triển các sản phẩm có chất lượng cao hơn và thiết kế tốt hơn, bạn cần hiểu mọi người cũng như nỗi sợ hãi và nhu cầu của họ. Đại dịch mang lại rất nhiều hỗn loạn và biến động ảnh hưởng đến con người và nhận thức của họ về thế giới. Trong thời kỳ hậu Covid, mọi người sẽ muốn có màu sắc tươi sáng và ấn tượng, cảm xúc tích cực và giao tiếp nhiều hơn, vì vậy các thiết kế trong tương lai sẽ phải đáp ứng được những nhu cầu của người dùng.
Để hiểu bạn cần thiết kế nào, bạn cần chú ý hơn đến việc nghiên cứu người dùng và hành vi của họ. Trong giai đoạn hậu Covid, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng trong việc sử dụng đồ họa tươi sáng, ảnh chân thực và hình minh họa 3D để tăng thêm tính độc đáo cho sản phẩm. Nếu thiết kế của bạn mang lại cho người dùng cảm giác rằng thương hiệu quan tâm đến họ và các vấn đề của họ, người dùng chắc chắn sẽ đánh giá cao thiết kế sản phẩm của bạn.
Biên tập: Thao Lee